Để biết trách nhiệm xử lý thiệt hại thuộc về ai, cần phải xác định được nguyên nhân cháy như thế nào, ai là người gây ra cháy, hệ thống kỹ thuật PC&CC của toà nhà có đảm bảo quy chuẩn không, công tác quản lý vận hành và giám sát toà nhà như thế nào,… từ đó mới xác định được trách nhiệm thuộc về ai. Theo đó,
- Nếu nguyên nhân gây cháy là do Chung cư đó không hệ thống PCCC không đủ tiêu chuẩn, không được thẩm duyệt …thì trách nhiệm thộc về chủ đầu tư Chung cư đó.
- Nếu nguyên nhân gây cháy là do lỗi bất cẩn của một cá nhân hay chủ căn hộ nào đó gây ra: quên tắt bếp gas, ổ cắm điện…trong căn hộ để gây cháy người bất cẩn gây ra cháy phải chịu trách nhiệm.
- Nếu nguyên nhân là do sự kiện khách quan: Nổ bình gas, chập điện, nổ điện, xe tự bốc cháy….thì tuỳ diễn biến của sự việc và hậu quả của nó mà xác định trách nhiệm của từng đối tượng.
Khi xảy ra rủi ro này thì mỗi chủ căn hộ là người thiệt hại, việc xác định trách nhiệm, xác định lỗi của các bên liên quan và chờ đợi bồi thường là rất lâu dài và nhiều thủ tục. Thậm chí nếu bên có trách nhiệm bồi thường mà không tự nguyện bồi thường thì phải khởi kiện.
Cũng chính vì vậy, tại Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật phòng cháy, chữa cháy là chủ sở hữu căn hộ nhà chung cư cao từ 5 tầng trở lên phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Và khi có rủi ro xảy ra, thì đơn vị bảo hiểm là đơn vị sẽ bồi thường. Phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc hiện nay khoảng 0,11% giá trị bảo hiểm (ví dụ căn hộ trị giá 2 tỷ đồng thì mức phí bảo hiểm khoảng 2,2 triệu đồng/năm).
Nguồn: Cafeland.vn