TỔNG QUAN CAO TỐC DẦU GIÂY – LIÊN KHƯƠNG

Tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương

Tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương dài 220km đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong văn bản quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tổng quan tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương

Dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương ra đời giúp kết nối thuận tiện giữa 2 tỉnh Đồng Nai và Tp. Đà Lạt, rút ngắn thời gian di chuyển cho người dân khi đi du lịch và đồng thời tạo động lực tăng giá bất động sản tại nơi đây. Cụ thể, khu dân cư đất nền Dầu Giây Đồng Nai cách điểm đầu cao tốc Dầu Giây – Liên Khương chỉ 9km, gần khu công nghiệp Dầu Giây đang được dân đầu tư quan tâm và săn đón, mở bán giai đoạn 1 với 29 nền thổ cư, đã có sổ đỏ riêng từng nền, sở hữu lâu dài, giá từ 1,2 tỷ đến 1,5 tỷ với nhiều ưu đãi hấp dẫn.

 Tên dự án  Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương
 Ký hiệu  CT14
 Dự án trực thuộc  Cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt (Dầu Giây – Liên Khương và Liên Khương – Prenn)
 Chiều dài cao tốc
  • Dầu Giây (Đồng Nai) – Liên Khương: Dài 200,3km
  • Liên Khương – Prenn (TP Đà Lạt): Dài 19,2 km
 Đơn vị quản lý  Tổng công ty Thăng Long
 Tổng vốn đầu tư  65.000 tỷ VNĐ
 Số làn xe  Dự kiến 6 làn
 Loại cao tốc  Loại A
 Vận tốc thiết kế  100-120 km/h
 Thời gian thi công
  • Cao tốc Dầu Giây Liên Khương: Quý 2/2023
  • Cao tốc Liên Khương – Prenn: Đã đi vào vận hành năm 2008
 Địa phận đi qua  Lâm Đồng, Đồng Nai
 Liên kết vùng  Khu vực Đông Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên
 Điểm đầu  Giao với cao tốc Long Thành – Dầu Giây – TP Hồ Chí Minh
 Điểm cuối  Giao với cao tốc Liên Khương – Prenn (TP Đà Lạt)
 Thời gian rút ngắn  2 giờ khi di chuyển từ TP HCM đến Bảo Lộc và 1 giờ từ Đà Lạt xuống Bảo Lộc

Đường cao tốc Liên Khương – Prenn dài 19,2km nối cảng hàng không lớn nhất Tây Nguyên – cảng HKQT Liên Khương, với cửa ngõ thành phố Đà Lạt – chân đèo Prenn. Đường cao tốc được khánh thành và đưa vào sử dụng ngày 29/6/2008. Có thể thấy, Cao tốc Dầu Giây Liên Khương là tuyến đường trọng yếu giúp kết nối giao thông giữa hai tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và nhiều đường quốc lộ quan trọng khác, từ đó phát triển KT-XH của tỉnh và khu vực.

Dự án thành phần cao tốc Dầu Giây – Liên Khương

Thành phần 1 của cao tốc Dầu Giây – Liên Khương: Dầu Giây – Tân Phú

Dự án cao tốc Dầu Giây - Liên Khương qua đoạn Dầu Giây - Tân Phú
Dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương qua đoạn Dầu Giây – Tân Phú

Dự án thành phần cao tốc Dầu Giây – Tân Phú có mức đầu tư dự kiến lên đến khoảng 9.433 tỷ đồng. Theo thiết kế, điểm bắt đầu tại Km0+000 là đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, tại Km1829+500 (điểm cuối cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây) là giao điểm với Quốc lộ 1 và tại tại Km59 + 594 cắt Quốc lộ 20 (xã Phú Sơn, Tân Phú, Đồng Nai) tạo thành điểm cuối.

Thành phần 2 của cao tốc Dầu Giây – Liên Khương: Tân Phú – Bảo Lộc

Hướng tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương qua đoạn Tân Phú - Bảo Lộc
Hướng tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương qua đoạn Tân Phú – Bảo Lộc

UBND tỉnh Lâm Đồng vào tháng 1/2021 đã có công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chuẩn bị thực hiện Dự án Đường cao tốc Bảo Lộc (Lâm Đồng) – Tân Phú (Đồng Nai) dài khoảng 67km với quy mô 4 làn xe thuộc tuyến cao tốc Liên Khương – Dầu Giây.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức cuộc họp vào ngày 22/01/2021 có sự tham gia của các bộ, ngành Trung ương. Văn phòng Chính phủ ngày 4/2/2021 đã công bố kết luận ​​của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp về việc triển khai Dự án đường cao tốc Tân Phú-Bảo Lộc. Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng được chỉ định là cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện dự án đường cao tốc Tân Phú-Bảo Lộc giai đoạn 2021–2025 theo phương thức PPP có vốn góp của Nhà nước.

Dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc sẽ có mức đầu tư dự kiến khoảng 18.200 tỷ đồng, trong đó khoảng 9.700 tỷ đồng là vốn do nhà đầu tư thu xếp (trước mắt bố trí 5.000 tỷ để thực hiện); khoảng 9.700 tỷ đồng là vốn ngân sách nhà nước dự kiến bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025, trong đó vốn địa phương khoảng 50% và vốn Trung ương khoảng 50%. UBND có trách nhiệm khẩn trương tổ chức lập báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trong đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi cho Thủ tướng Chính phủ trong thời gian sớm nhất.

Thành phần 3 của cao tốc Dầu Giây – Liên Khương: Bảo Lộc – Liên Khương

Dự án cao tốc Dầu Giây - Liên Khương qua đoạn Bảo Lộc - Liên Khương
Dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương qua đoạn Bảo Lộc – Liên Khương

Dự án đường cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương dài 73,5km thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng. Việc xây dựng Đường cao tốc liên tỉnh Đồng Nai – Lâm Đồng sẽ kết thúc với phân đoạn cuối cùng này. Tổng vốn đầu tư vào dự án là 14.383 tỷ đồng.

Giai đoạn 1 của đường cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương sẽ gồm 4 làn xe, nền đường rộng 17m, không có làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 80km/h. Đường cao tốc 4 làn xe với bề rộng nền đường 24,75 mét, tốc độ thiết kế 100 km/h là tiêu chuẩn hoàn thiện của dự án.

Ngày 10/11/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Văn bản số 1554/TTg-CN về Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc và đường cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương. Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng được giao quyền tổ chức kế hoạch thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư bởi chính phủ.

Dự án đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương dài 200,3km được đầu tư theo hình thức BOT, chạy qua địa phận tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai.

Ba dự án thành phần tạo nên đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương: Đường cao tốc Tân Phú-Bảo Lộc, đường cao tốc Bảo Lộc-Liên Khương và đường cao tốc Dầu Giây – Tân Phú. Sau khi hoàn thành, đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương sẽ cải thiện kết nối, cắt giảm thời gian di chuyển giữa các địa điểm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, trao đổi thương mại với các thành phố lớn như Nha Trang, Đà Lạt và TP.HCM.